Đăng ký Go88

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi

Cập Nhật:2024-12-25 16:08    Lượt Xem:113

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi

Chú thích ảnh

Quang cảnh lễ kỷ niệm. Ảnh: hanoimoi.vn

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh: Vào ngày 20/12 của 100 năm trước, một con người ra đời và mang tên Nguyễn Đình Thi. Con người đó lớn lên làm người và sáng tạo ra những vẻ đẹp cho con người của xứ sở mình. Từ đó cho đến khi về với cõi vĩnh hằng, Nguyễn Đình Thi đã mang đến một “luồng gió mới” cho đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam.

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, để một lần nữa nhìn lại con người Nguyễn Đình Thi, sự nghiệp Nguyễn Đình Thi bằng con mắt của các thế hệ trí thức, nhà văn và bạn đọc trong thế kỷ 21. Từ đó, khẳng định thêm một lần nữa sự đóng góp to lớn trong nhiều phương diện của ông, đối với nền văn học nghệ thuật Việt Nam, bằng tác phẩm và bằng việc thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học. Cũng từ đó để khẳng định những sáng tạo của ông và tư tưởng trong các tác phẩm của ông vẫn còn với thời gian.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận định: Nguyễn Đình Thi là một nhân vật đặc biệt trong đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam, ông mang tới những giá trị đa tầng của văn xuôi, mở ra tư duy mới về thơ ca, mang tới độ sâu tư tưởng trong sân khấu và đóng góp thêm những vẻ đẹp cho âm nhạc hiện đại Việt Nam. Có thể nói, những tác phẩm triết học từ rất sớm của ông đã đặt một nền tảng cơ bản về triết học trong sáng tác văn học nghệ thuật. Đây là một điều vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính sống còn đối với bất kỳ nền văn học nghệ thuật nào muốn phát triển và tạo ra những giá trị có tầm vóc. Bởi thế, những tác phẩm văn xuôi, thơ ca, sân khấu và âm nhạc của ông có một sức sống lâu dài, bởi ngoài những cảm xúc của thời đại ông sống, ngoài những giấc mơ đẹp đẽ ông mang trong những trang viết của mình, triết học đã giúp ông làm nên tư tưởng các tác phẩm của ông, làm nên sức sống lâu dài của các tác phẩm đó trong nhiều thời đại khác nhau.

Hàng chục năm nay, các công trình nghiên cứu về văn xuôi, thơ ca, sân khấu, âm nhạc của Nguyễn Đình Thi vẫn được tiếp tục. Mỗi công trình nghiên cứu về ông đều mở ra những chiều kích mới và khám phá những giá trị mới đối với những tác phẩm của ông.

“Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông không chỉ là sự tưởng nhớ đến một con người nghệ sỹ, Game 88 Club - Cổng game giải trí trực tuyến hấp dẫn nhất hiện nay một nhà văn hóa đã có những đóng góp vô cùng to lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà, Giới Thiệu Về Website 7m.cn.vn_ Nơi Cập Nhật Tin Tức Thể Thao Mới Nhất còn mở ra những cánh cửa mới để các nhà văn, Fishing Master W88 - Trải nghiệm game câu cá đỉnh cao tại W88 các nhà nghiên cứu, bạn đọc tiếp tục bước vào trong thế giới sáng tạo rộng lớn, nhiều tầng lớp và nhiều gợi mở của ông trong một thời đại mới của đất nước và của văn học nghệ thuật”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

Chú thích ảnh

Nhà văn, dịch giả Pháp Dominique De Miscault tặng Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình nhà văn Nguyễn Đình Thi tập thơ song ngữ Việt - Pháp. Ảnh: hanoimoi.vn

Tại Lễ kỷ niệm, nhà văn - dịch giả Pháp Dominique De Miscault đã tặng Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình nhà văn Nguyễn Đình Thi tập thơ song ngữ Việt - Pháp do bà và nhà thơ Bằng Việt chọn lọc, dịch và xuất bản trong năm 2024. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ trí thức đã có chia sẻ những kỷ niệm, những câu chuyện về nhà văn Nguyễn Đình Thi cùng với những đóng góp của ông với nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Bày tỏ sự xúc động, đại diện gia đình nhà văn Nguyễn Đình Thi gửi lời cảm ơn tới Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng đội ngũ văn nghệ sĩ, bạn đọc đã có những đánh giá cao cho những đóng góp của nhà văn Nguyễn Đình Thi cho nền văn hóa,Quên mật khẩu Go88 văn học nước nhà; đã dành tình cảm vô cùng tốt đẹp, cao quý cho gia đình nhà văn và dòng họ Nguyễn Đình.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20/12/1924 ở Luang Prabang (Lào), nguyên quán làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 1931, ông cùng gia đình về quê hương. Nguyễn Đình Thi tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa cứu quốc, sau đó là Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1945, ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa I, II, III. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Nhìn nhận quá trình sáng tạo, cống hiến của Nguyễn Đình Thi trên các phương diện sáng tác, lý luận, phê bình, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình cho rằng, ông không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, còn là một nhà văn hóa, văn nghệ lớn. Trong hơn 50 năm sáng tác, Nguyễn Đình Thi đã để lại một sự nghiệp đồ sộ ở các thể loại thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch, âm nhạc, lý luận, phê bình... và một phong cách nghệ thuật đa dạng. Các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi góp phần phát triển nền văn học Việt Nam, đặc biệt trong những năm tháng chiến tranh đầy thử thách và giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế sau này. Những thành tựu của Nguyễn Đình Thi đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Việt Nam, khiến ông trở thành một trong những nghệ sĩ đáng kính và tài ba nhất trong lịch sử văn học, nghệ thuật của đất nước.

Với những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Đình Thi đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996) về văn học nghệ thuật.